Trang chủ » Du học » Du Học Nhật Bản: Lễ Tiết Phân (節分setsubun) – Lễ Hội Truyền Thống Của Nhật Bản
Du Học Nhật Bản: Lễ Tiết Phân (節分setsubun) – Lễ Hội Truyền Thống Của Nhật Bản
Lễ tiết phân (節分setsubun)
Tiết phân có nghĩa là sự phân chia giữa các mùa trong năm, hàng năm nó là ngày đứng trước ngày lập mùa xuân, hạ, thu, đông. Ví dụ ngày 4 tháng 2 là ngày lập Xuân thì ngày 3 tháng 2 là ngày setsubun của mùa Xuân này. setsubun cũng dc dùng cho các mùa khác nữa. Từ thời kỳ Edo trở đi Tiết phân chỉ được dùng để nhắc tới ngày trước ngày lập xuân
Trong ngày này với mong muốn hạnh phúc đến với gia đình trong năm mới, mọi người thường vừa nói ” 服は内、鬼は外” (fuku ha uchi,oni ha soto – hạnh phúc hãy ở trong , còn quỉ dữ thì ra ngoài)vừa nhặt hạt đậu tương ( 福豆-fukumame( phúc đậu) bằng với số tuổi của mình ( hoặc có thể hơn 1 hạt) và ăn.
Người phương đông xưa thường có quan niệm rằng thời điểm giao mùa là lúc ma quỷ dễ dàng xâm nhập vào nhà nhất. Còn người Trung Quốc cổ đại người dân thường tổ chức lễ hội xua đuổi ma tà vào ngày 30 tháng Chạp. Đến thời Nara tập tục này du nhập vào Nhật Bản sau đó trở thành 1 tập tục lớn trong cung điện Heian. Sang thời Edo thì tập tục này được thay đổi ít nhiều khi đi vào các tầng lớp bình dân
Vào ngày lễ Setsubun, người ta thường rắc đậu để xua đuổi ma quỷ, nghi lễ này được gọi là Mamemaki (豆撒き).Mamemaki thường được thực hiện bởi toshiotoko (年男) trong gia đình (toshiotoko ám chỉ người đàn ông sinh vào năm con giáp phù hợp với năm đó, tính theo 12 con giáp của Trung Quốc), hoặc là trưởng nam của gia đình.
Ví dụ năm nay tuổi Ngọ thì người con trai tuổi ngọ trong gia đình sẽ là người “rãi đậu” còn nếu ko có con trai tuổi ngọ thì trưởng nam trong gia đình chịu trách nhiệm rải…Đậu nành nướng (炒り豆- irimame) được rắc ra khỏi cửa nhà hoặc vào một thành viên trong gia đình đang đeo mặt nạ Oni (quỷ), vừa rắc vừa nói “Oni wa soto! Fuku wa uchi!” (鬼は外! 福は内!) – có nghĩa là “Quỷ cút ra! May mắn mời vào!”. Đậu nành được cho là sẽ thanh tẩy ngôi nhà bằng cách đánh đuổi những linh hồn xấu mang vận xui ra khỏi nhà, để đem may mắn đến trong năm mới
Người nhật cho rằng nếu sử dụng đậu tươi và quên nhặt chúng sau khi đã ném hoặc rải , chồi non mọc ra từu đó sẽ mang lại xui xẻo. Loại đậu sử dụng trong Tiết phân nhất thiết phải là đậu đã được rang. Thứ tự rải sẽ là phòng trong cùng ra đến các phòng còn lại, cuối cùng là sảnh đón khách
Sau khi kết thúc nghi thức rải đậu, số đậu còn lại người Nhật sẽ ăn nó để giúp cơ thể xua tan tà khí và tránh được bệnh tật. Mỗi hạt đậu sẽ được coi tượng trưng cho 1 tuổi tương ứng với mình hoặc cộng thêm một
Tại các đền chùa trên khắp Nhật Bản, người ta cũng tổ chức Setsubun. Các thầy tu và khách được mời sẽ ném đậu nành nướng (một số được bọc trong những lá vàng hoặc bạc), những phong bì tiền nhỏ, bánh kẹo và những tặng phẩm khác
Phong tục ăn Ehomaki cũng không thể thiếu trong lễ Tiết phân. Eho-maki (恵方巻) là tên gọi của một loại Norimaki – sushi cuốn rong biển rất phổ biến và dễ làm.
Một số người cho rằng phong tục ăn Ehomaki cho bữa tối ngày Setsubun xuất hiện ở Kansai vào thời Edo cầu mong mua may bán đắt ở các phố chợ lớn hay giới thường dân Osaka thời Taisho
Tuy nhiên, một cuộn Ehomaki truyền thống bắt buộc phải có đủ 7 loại nhân khác nhau. 7 loại nhân này sẽ tượng trưng cho Shichifukujin – 7 vị thần may mắn. Một vài nguyên liệu khá phổ biến dùng làm nhân cho Ehomaki là nấm shiitake, kanpyo, dưa chuột, tamagoyaki, lươn, sakura denbu, đậu phụ khô kouyadofu… tượng trưng cho sức khoẻ, hạnh phúc và thịnh vượng.
Điều đặc biệt khi ăn Ekomaki, người Nhật thường không dùng dao cắt thành khoanh mà để nguyên cuộn để vận may được trọn vẹn
Khi ăn Ehomaki người Nhật thường Khi ăn ehomaki, một vật dụng không thể thiếu là một chiếc la bàn. Lý do là theo truyền thống phải quay mặt về phía eho, hướng được coi là may mắn nhất của năm đó để cầu mong điều ước sẽ thành đạt, tránh được tai họa, bệnh tật và kinh doanh thuận lợi. Và một điều vô cùng quan trọng nữa là phải cố gắng giữ yên lặng từ đầu đến cuối cho đến khi ăn hết, nếu không thì vận may sẽ biến đi mất khi nói.
Lễ Tiết phân diễn ra rộng khắp Nhật Bản với các nghi lễ, phong tục đặc sắc mang ý nghĩa xua đuổi những rủi ro, điềm xấu và cầu một năm may mắn, an lành đến với mọi người.
Mời bạn xem thêm các chủ đề:
du học Nhật Bản,
du học Nhật Bản tự túc,
du hoc nhat ban vua hoc vua lam,
du hoc nhat ban gia re,
kinh nghiệm du học nhật bản,
tư vấn du học Nhật Bản,
du học Nhật Bản 2016,
Du học Nhật Bản 2016 giá rẻ,du hoc nhat 2016,
học bổng du học nhật bản,
Du học Nhật Bản bằng học bổng,
du học nhật bản cần bao nhiêu tiền,
Du học Nhật Bản nên chọn trường nào,
Du học Nhật Bản những điều cần biết,
Du học Nhật Bản sau Đại học,
bản tin du học nhật,
Chi phí du học Nhật Bản,
Công ty du học Nhật Bản uy tín,
du học Nhật,
học bổng du học nhật bản 2016,
Điều kiện du học Nhật Bản,
Việt sse du học Nhật Bản uy tín,
Viet sse du hoc Nhat Ban uy tin,
Viet-sse du hoc Nhat Ban uy tin,
Việt-sse du học Nhật Bản uy tín,
Vietsse du học Nhật Bản uy tín,
Vietsse du hoc Nhat Ban uy tin,
hồ sơ du hoc Nhật Bản,
du hoc Nhat Ban,
du học Nhat Ban 2016,
hoc bong du hoc Nhat Ban,
du hoc Nhat Ban tu tuc,
kì thi năng lực tiếng Nhật,
Nattest,
Top J,
tu nghiệp sinh Nhật Bản,
tu nghiep sinh Nhat Ban,
xuất khẩu lao động,
xuat khau lao dong,
lao dong Nhat Ban,
lao động Nhật Bản
Xem thêm bài viết liên quan
Xem thêm các chủ đề:
du học Nhật Bản,
lễ hội Nhật Bản,
lễ tiết phân của nhật bản,
Phong tục ăn Ehomaki,
văn hóa Nhật Bản,
節分setsubun)
Bài viết cùng danh mục