Cảnh báo lừa đảo người lao động làm điều dưỡng viên tại Nhật Bản
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là cơ quan đầu mối duy nhất. Sáng 11-9, Cục Quản lý lao động ngoài nước (QLLĐNN – Bộ LĐTB-XH) đã tổ chức Hội thảo về chương trình đưa ứng cử viên điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản. Quốc gia phát triển hàng đầu thế giới về dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe. Xung quanh thông tin này, PV Báo Đại Đoàn kết đã có cuộc trao đổi với TS Lê Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục QLLĐNN.

Ứng viên có cơ hội tiếp xúc với môi trường chuyên nghiệp, mức lương cao Ảnh : TL
PV: Đây là lần đầu tiên Nhật Bản tiếp nhận ứng viên điều dưỡng (trước đây gọi là y tá – PV) và hộ lý người Việt Nam sang làm việc và học tập, xin ông cho biết, để được tham gia chương trình này, người lao động phải đáp ứng yêu cầu gì?

Theo chương trình, các ứng viên điều dưỡng sẽ tạm trú ở Nhật Bản 3 năm và thực hiện công việc hỗ trợ điều dưỡng tại bệnh viện. Ứng viên hộ lý sẽ tạm trú ở Nhật Bản 4 năm và làm công việc hộ lý tại cơ sở chăm sóc sức khỏe. Nếu trúng tuyển, các ứng viên Việt Nam sang Nhật làm việc ở lĩnh vực này sẽ được trả lương bằng hoặc hơn mức lương của người Nhật làm công việc tương đương tại cùng cơ sở tiếp nhận. Cụ thể, mức lương tham khảo cho ứng viên điều dưỡng là 130.000 – 140.000 yên/tháng (tương đương 34 – 37 triệu VN đồng/tháng); ứng viên hộ lý sẽ được trả 140.000 – 150.000 yên/tháng (tương đương 37 – 40 triệu VN đồng/tháng). Mức lương có sự khác biệt tùy thuộc vào cơ sở tiếp nhận.
Ngoài ra, ứng viên còn được nhận các khoản phụ cấp tương ứng với thành tích công việc. Trong quá trình làm việc, ứng viên được tạo điều kiện học thêm để tham gia thi chứng chỉ quốc gia về điều dưỡng và hộ lý của Nhật Bản để được phép làm việc dài hạn tại quốc gia này với mức lương cao hơn.
Có thể nói, cánh cửa được làm việc ở thị trường có mức lương hấp dẫn đối với người lao động Việt Nam đã rộng mở. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến lo ngại nạn “cò mồi”, về phía Cục sẽ có giải pháp nào hạn chế tình trạng này thưa ông?
– Đây là cơ hội công việc với mức lương rất hấp dẫn, nên các đối tượng cò mồi có thể lợi dụng để lừa người lao động. Chính vì vậy, Bộ LĐTB & XH đã có công văn gửi các tỉnh thông báo Cục QLLĐNN là đầu mối duy nhất tiếp nhận hồ sơ đăng ký và triển khai chương trình cùng với đầu mối phía Nhật Bản. Các công ty xuất khẩu lao động hay bất kỳ cá nhân nào không được cấp phép thực hiện chương trình này. Vì vậy, Cục QLLĐNN khuyến cáo lao động nên trực tiếp liên lạc với Cục để tìm hiểu thông tin và nộp hồ sơ, không nộp qua cò hay bất cứ đơn vị nào khác.
Thị trường Nhật Bản được biết đến không chỉ có mức thu nhập cao mà còn là thị trường có nhiều quy định, kỷ luật lao động rất khắt khe. Xin ông cho biết, những lưu ý khi làm điều dưỡng viên tại Nhật Bản?
– Theo luật pháp của Nhật Bản, thì việc lấy được chứng chỉ quốc gia của Nhật Bản là điều rất cần thiết, cơ chế này ngoại lệ chấp nhận người nước ngoài lưu trú và làm việc tại Nhật Bản. Vì thế, ứng viên cần phải nỗ lực trong công việc và học tập. Ngoài ra, trong quá trình học, theo nguyên tắc các ứng viên không được nghỉ, về quê hay ngủ bên ngoài ký túc xá. Tuy nhiên, thời gian Tết Âm lịch sẽ dự định cho ứng viên nghỉ 1 tuần, ngoài ra chương trình có dự định cho ứng viên có những kỳ nghỉ dài 4 hoặc 5 ngày, trong những trường hợp bất khả kháng, ứng viên có thể trao đổi và xin nghỉ phép.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo Đại Đoàn Kết
Xem thêm bài viết liên quan
Xem thêm các chủ đề: cong ty nhat ban tuyen dung 2012, du học Nhật, du học Nhật Bản, du học nhật bản 2013, du hoc nhat ban gia re, du học Nhật Bản tự túc, du hoc nhat ban uy tin, du học Nhật Bản Việt-SSE, du hoc nhat gia re, du học tự túc, du học vừa học vừa làm, điều dưỡng viên, Đông Du, hoa Anh Đào, học bổng du học nhật bàn, học bổng du học Nhật Bản 2013, Học bổng Panasonic, học tiếng Nhật, J-TEST, JLPT, kimono, nat test, ngu phap tieng nhat, Nhật Bản, ong ty du hoc, thời trang Nhật Bản, thủ tục hồ sơ du học, thu tuc visa Nhat, TopJ, tu dien tieng nhat online, tu nghiệp sinh, tư vấn du học Nhật Bản, tu van xin visa, văn hóa Nhật Bản, vay von du hoc Nhat, VYSA