Shodou: nghệ thuật thư pháp (P.1)




Koku Saicho shounin (哭最澄上人), thiên hoàng Saga

Saishigyoku Zayumei (崔子玉座右銘 空海筆),Kuukai
Vào thế kỷ 10 và 11, ba cây bút Sanseki (三跡) là Ono no Michikaze (Yaseki) Fujiwara no Sukemasa (Saseki), Fujiwara no Yukinari (Gonseki) lại tiếp tục đưa thư pháp Nhật Bản đến những tầm cao mới.
Ngày nay, khi bàn về shodou, chúng ta có thể chia ra 3 phong cách chính.

Kaisho là hình thức cơ bản đầu tiên bạn sẽ được học khi bắt đầu đến với shodou và cũng là dạng đơn giản nhất. Mỗi nét bút được đưa một cách dứt khoát và rõ ràng, mô phỏng theo lối chữ in mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp trong sách báo.

Gyousho có dáng cong và mềm mại hơn, gần giống với chữ viết tay thông thường. Những nét bút mà nếu trong kaisho sẽ được viết một cách riêng biệt thì ở gyousho, chúng lại được nối vào với nhau để tạo ra một chỉnh thể tròn trịa đồng nhất.

Khác hẳn với hai loại trên, sousho, hay “chữ thảo” là dạng chữ viết bay bướm và có tính nghệ thuật nhất, tách biệt hẳn với lối chữ viết thường ngày. Từ đầu đến cuối nhà thư pháp không hề để cho ngòi bút lông rời khỏi trang giấy, khiến cho các nét chữ quấn lấy nhau một cách duyên dáng. Vì thế cũng không có gì ngạc nhiên nếu nó được coi là loại chữ khó đọc nhất, kể cả với người Nhật.
