Nhật Bản quyết ngăn đồng Yên lên giá

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản hôm nay (12/10) tuyên bố, Chính phủ nước này sẽ tiến hành các biện pháp cương quyết để chặn đà lên giá của đồng Yên.

Đồng Yên lại tăng vọt lên mức cao nhất trong 15 năm so với USD.
Tuyên bố của Bộ trưởng Yoshihiko Noba
được đưa ra trong bối cảnh đồng USD đã rớt sâu xuống mức 81,37 Yên tại
thị trường Sydney (Australia), mức thấp kỷ lục trong vòng 15 năm qua.
Ông
Noda cho hay, Chính phủ Nhật Bản sẽ theo dõi chặt chẽ các động thái
trên thị trường ngoại hối và có hành động cương quyết, bao gồm cả sự can
thiệp, nếu thấy cần thiết.
Trước đó, hôm 10/10, phát biểu tại
Tokyo sau khi tỷ giá lên 82,11 Yên/USD, Bộ trưởng Noda cũng cho biết,
"chúng tôi đang theo dõi sát sao các diễn biến của thị trường".
"Về
cơ bản, chúng tôi vẫn giữ lập trường tiến hành các bước đi mang tính
quyết định, trong đó có biện pháp can thiệp nếu thấy cần thiết, vào bất
kể thời điểm nào kể cả trước và hay sau cuộc họp sắp tới của Nhóm G7 ở
Washington".
Hôm 15/9, lần đầu tiên kể từ tháng 3/2004, Nhật
Bản đã can thiệp vào thị trường ngoại hối để ngăn chặn đà tăng giá mạnh
mẽ của đồng Yên, nhằm giảm thiểu những thiệt hại cho nền kinh tế dựa
vào xuất khẩu.
Đồng Yên mạnh gây bất lợi cho các nhà xuất khẩu
trong nước, vì nó làm giảm tính cạnh tranh cũng như "bào mòn" lợi nhuận
ở nước ngoài chuyển về nước của các công ty Nhật Bản, đe dọa đà tăng
trưởng vốn rất mong manh của nước này.
Phiên giao dịch ngoại
hối hôm qua (11/10) trên thị trường châu Á, đồng USD đã giảm xuống mức
thấp nhất so với đồng Yên trong suốt 15 năm qua.
Trong phiên
giao dịch buổi chiều, đồng USD giảm xuống 82,03 Yên, so với 82,06 Yên
trong phiên giao dịch cuối tuần trước tại New York. Đồng bạc xanh có
lúc giảm xuống 81,37 Yên, thấp nhất kể từ tháng 4/1995.
Giới
phân tích cho rằng, việc USD trượt giá có thể là yếu tố cảnh báo khả
năng can thiệp của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, đặc biệt kể từ khi G7
và Quỹ Tiền tệ Quốc tế không chỉ trích công khai về động thái bán Yên
của ngân hàng này.
Các nhà phân tích ở ngân hàng DBS của
Singapore đã hạ thấp triển vọng của đồng USD, trong khi dự đoán đồng
tiền châu Âu sẽ tăng giá và duy trì ở mức trên 1,4 USD trong năm 2011.
Trong
khi, phát biểu tại Washington, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản
Masaaki Shirakawa cảnh báo, việc các nước phát triển đua nhau nới lỏng
chính sách tiền tệ có thể tạo ra bong bóng ở những nền kinh tế mới
nổi.
Ông Shirakawa, cho rằng chính sách nới lỏng tiền tệ chưa có
tiền lệ mà các nước như Nhật Bản, Mỹ và châu Âu đang thực hiện, sẽ gây
ra hậu quả không lường trước được, nếu tiếp tục duy trì trong một thời
gian dài.
Hôm 8/10, Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói kích
thích kinh tế mới, trị giá 5.000 tỷ Yên, tương đương 61,3 tỷ USD, để
thúc đẩy nền kinh tế hiện đang trì trệ do tác động của đồng Yên mạnh và
giảm phát kéo dài.
Theo: Vneconomy