Chuyên đề kịch NOH (V)
Kịch Noh sử dụng sân khấu không rèm, hình vuông với chiếc
cầu nhỏ từ đằng sau sân khấu dẫn lên được dùng cho diễn viên ra vào sân
khấu. Sân khấu kịch Noh, theo truyền thống, là ở ngoài trời
và được che bằng mái che nghiêng dài. Vào thế kỉ trước, sân khấu đã được
chuyển vào trong nhà
Hình ảnh trang phục của Noh kimonos
Sân khấu Kịch Noh
Kịch Noh sử dụng sân khấu không rèm, hình vuông với chiếc cầu nhỏ từ đằng sau sân khấu dẫn lên được dùng cho diễn viên ra vào sân khấu. Sân khấu kịch Noh, theo truyền thống, là ở ngoài trời và được che bằng mái che nghiêng dài. Vào thế kỉ trước, sân khấu đã được chuyển vào trong nhà. Vào thời Ashikaga (thế kỉ XIV), sân khấu được mở về các phía và có hình vuông như hình dạng ngày nay với 4 cột. Khán giả vây quanh sân khấu theo một vòng tròn lớn như sàn đấu Sumo. Dưới gầm sân khấu là 5 chiếc bình đất, được đặt trong vòng bao của các cột với mục đích cộng hưởng âm thanh. Còn có thêm 2 chiếc bình nữa dưới chỗ ngồi của các nhạc công và 3 chiếc nữa dưới chiếc cầu. Việc sắp đặt như thế này đã có từ thời Tokugawa. Mặt đất dưới sân khấu được đào xuống sâu 5 feet. Những chiếc bình không được để thẳng đứng, vì như thế có thể làm nghẽn âm thanh, mà được đặt nghiêng 45 độ. Đôi khi chúng được treo trên những sợi dây và đôi khi đặt trên các cột trụ. Những chiếc bảng được để đằng sau để đẩy âm thanh về phía trước. Sàn sân khấu rất phẳng, nhưng hơi dốc về phía trước một chút. Xây dựng một sân khấu cũng khó như xây dựng đền của đạo Thần Nhật Bản vậy. Cây thông được vẽ trên bức tường phía sau sân khấu mang tính biểu tượng, thể hiện truyền thuyết về kịch Noh đã được truyền từ trên trời xuống cho loài người thông qua cây thông này. Trong văn hoá Nhật Bản, cây thông mãi mãi xanh tươi đã trở thành biểu tượng của sự trường thọ và tính kiên định không gì lay chuyển nổi. Và dọc theo cầu là 3 cây thông nhỏ, cố định, là biểu tượng cho trời, đất và con người. Cây thông biểu tượng cho trời đứng gần sân khấu nhất, tiếp theo là cây biểu tượng cho con người và cuối cùng là cây biểu tượng cho đất.
Hình ảnh minh họa các sân khấu ngoài trời.
Hình ảnh minh họa sân khấu trong nhà.
Cây thông được vẽ trên
bức tường phía sau sân khấu mang tính biểu tượng, thể hiện truyền thuyết
về kịch Noh đã được truyền từ trên trời xuống cho loài người thông qua
cây thông này. (4.127)
Nhìn chung, việc sử dụng không gian và thời gian không được miêu tả một
cách thực tế. Trong kịch Noh có sự tự do miêu tả về không gian và thời
gian, đòi hỏi khán giả phải vận đến trí tưởng tượng của mình. Các nhân
vật chỉ đi có vài bước và thông qua bài hát của họ hay của dàn hợp xướng,
khán giả biết rằng họ đã đi một chặng đường dài. Hai nhân vật có thể xuất
hiện trên sân khấu gần như sát bên nhau, nhưng khán giả phải hiểu là họ
vẫn chưa nhìn thấy nhau. Trong khi điều này có thể gây bối rối cho những
người xem lần đầu, thì đối với nhiều người đã hiểu được những quy ước
nhất định, Noh đã tạo ra một bộ môn kịch nghệ truyền cảm và có tác động
mạnh hơn rất nhiều kịch nghệ sân khấu hiện thực.
Sự thay đổi trong Noh hiện nay:

Hiện nay có 5 trường phái "Noh" và mỗi trường phái đều có phong cách diễn xuất riêng của mình, tạo cho sân khấu "Noh" càng trở nên hấp dẫn hơn. Phong cách biểu diễn "Noh" được giới võ sĩ địa phương yêu thích vì nó mang đậm tinh thần võ sĩ đạo, mộc mạc nhưng đầy khí phách hào phóng. Những năm gần đây nghệ thuật "Noh" đang có những bước đổi thay, bổ sung thêm những chi tiết mới cho hoàn thiện hơn. Hiện nay trên toàn quốc có 61 nghệ nhân được phân vai diễn, cùng với nghệ nhân tiền bối, các vị này được xem là tài sản quý của quốc gia.
Và có thể nói Noh là nghệ thuật Opera cổ điển của Nhật
Bản.
Giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản về loại hình nghệ thuật trên:

Những hoạt động văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam đã giới thiệu tương đối đầy đủ bức tranh đa sắc về nền văn hoá Nhật Bản như ca múa nhạc dân toäc, trò chơi dân gian cho trẻ em, nghệ thuật cắm hoa Ikebana, trà đạo, về con người Nhật Bản..trong đó đặc biệt là các lọai hình sân khấu truyền thống và kịch Noh được thể hiện mang lại ấn tượng sâu sắc đến người dân Việt Nam.
Vừa qua Đoàn kịch "Noh" Kita-Ryu, do các nghệ sĩ thế hệ thứ 14 của Tập đoàn Roppeita (Nhật Bản) biểu diễn tại Đại nội Huế (TP Huế) từ ngày 3-4/9 và tại Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội từ ngày 6-7/9
Đây là một trong những hoạt động giao lưu văn hoá nghệ thuật giữa Việt Nam-Nhật Bản nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (1973-2003).
Nhận định của thế giới về loại hình nghệ thuật trên:

Loại hình nghệ thuật này được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá phi vật thể Thế giới tháng 5/2001