Chuyên đề kịch NOH (I)


Có
thể coi kịch Noh là loại hình sân khấu lâu đời nhất trên thế giới. Chủ
đề chính của kịch Noh thường về những hồn ma, kiếp sau, sự phù du của
cuộc sống… Các động tác của nhân vật trong kịch Noh thường mang hình
thức hồi tưởng từ ký ức của nhân vật và biểu hiện rất nhiều khía cạnh
của cảm giác.
Thế nhưng, ấn tượng lớn lao nhất mà kịch Noh để lại trong lòng những người
mới lần đầu được thưởng thức bộ môn này là những chiếc mặt nạ muôn hình
vạn trạng, mô tả đầy đủ các trạng thái cảm xúc của nhân vật. Bản thân
chiếc mặt nạ kịch Noh cũng đã được coi là một thứ nghệ thuật riêng biệt
và trở thành món đồ sưu tập quý hiếm đối với rất nhiều người.

Ngôn ngữ trong lời thoại kịch Noh thường là một thứ ngôn
ngữ cổ xưa nhất, hầu như rất khó hiểu với khán giả ngày nay, thậm chí
cả những học giả uyên bác nhất cũng cần có một cuốn kịch bản trong tay
để theo dõi vở kịch.
Âm nhạc được sử dụng trong kịch Noh cũng rất độc đáo – là sự phối ghép
giữa một dàn đồng ca (jiutai) và dàn nhạc chơi 4 loại nhạc cụ cơ bản:
sáo (fue), trống đeo vai (kotsuzumi), trống cơm (otsuzumi) và trống lớn
(taiko). Không hề có người chỉ huy dàn nhạc, các nhạc công tự động đưa
âm nhạc vào vở diễn bằng cách lắng nghe lời thoại và "đọc" bầu
không khí trên sân khấu.
Ban đầu, kịch Noh chỉ là trò tiêu khiển trình diễn ở các sân đền, miếu
cho dân chúng xem nhưng sau này, giới quý tộc đã coi nó như thể loại nghệ
thuật cao cấp dành riêng cho họ và đến thời Mạc Phủ Tokugawa (1542) thì
chỉ còn tầng lớp sammurai mới được xem kịch Noh.
Sau hơn 500 năm suy tàn, đến đầu thế kỉ 20 kịch Noh đã được khôi phục
lại. Một chương trình kịch Noh truyền thống ngày nay sẽ bao gồm một vở
kịch Noh và 3 vở Kyogen xen kẽ.
1.2 Noh l à gì?
Noh là một dạng nghệ thuật biểu diễn cổ điển Nhật Bản kết hợp những yếu tố của múa, tuồng, âm nhạc và thơ ca vào thành một bộ môn nghệ thuật sân khấu thẩm mĩ cao. Có cơ sở với quy mô rộng lớn tại các thành phố như Tokyo, Osaka và Kyoto, kịch Noh được trình diễn khắp nơi trên đất nước Nhật Bản bởi các nghệ sĩ chuyên nghiệp, chủ yếu là đàn ông, những người đã được kế tục bộ môn nghệ thuật cổ truyền này qua nhiều thế hệ. Thêm vào đó là một lượng lớn các nghệ sĩ không chuyên cả nam lẫn nữ đảm trách nhiệm vụ hát, múa và đàn.
1.3 Sơ lược về lịch sử nghệ thuật Noh:


Với những cải cách về xã hội thời kỳ Meiji (1868-1912), kịch Noh mất sự bảo trợ về tinh thần và buộc phải tự chèo chống. Kịch Noh gần như lụi tàn, chỉ còn một số diễn viên tái hợp thành những nhóm mới, tìm các nhà tài trợ tư và bắt đầu dạy bộ môn nghệ thuật này cho những nghệ sĩ không chuyên. Kịch Noh đã dần dần được củng cố và lại bắt đầu trở nên thịnh vượng. Ngày nay, giống như rất nhiều dạng nghệ thuật biểu diễn cổ điển khác trên thế giới, kịch Noh không được coi như là một bộ môn nghệ thuật phổ biến của người dân Nhật Bản nói chung. Tuy vậy, những người cổ vũ cho bộ môn nghệ thuật này rất nhiệt tình, hăng hái, các diễn viên chuyên nghiệp được đào tạo cao và rất bận rộn trong việc biểu diễn, đào tạo trên khắp đất nước Nhật Bản. Hiện nay có khoảng 1.500 diễn viên chuyên nghiệp kiếm sống bằng nghề biểu diễn và dạy bộ môn kịch Noh.
Vậy có gì đôi nét ta cũng đã hiểu phần nào về nghệ thuật kịch Noh, có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống người dân Nhật Bản, sự thịnh suy qua nhiều cải cách về xã hội nhưng cái cốt là nó vẫn luôn trong tâm trí và luôn được cổ vũ nhiệt tình của con người Nhật, nhờ vậy nó không bao giờ bị mất đi hay bị phai nhòa theo thời gian và nó luôn là bộ môn nghệ thuật lâu đời nhất có ảnh hưởng sâu sắc trong văn hóa xã hội Nhật Bản.
CHƯƠNG2
2.1 Nội dung nghệ thuật Noh truyền thống:
Có 5 típ kịch Noh. Theo trật tự đó là các vị thần, các chiến binh, những người phụ nữ xinh đẹp, các nhân vật hỗn hợp (đặc biệt là những người đàn bà điên loạn) và các sinh vật siêu nhiên. Vào thời đại Edo, một chương trình đầy đủ cho một buổi biểu diễn bao gồm một vở nghi lễ Okina Sanbaso, tiếp đó là một vở từ mỗi loại kịch theo trật tự trên.



(Tranh vẽ về các nhân vật trong kịch Noh)
