Nghề phân biệt giới tính của gà tại Nhật Bản

Một trong những phương pháp khoa học tiên tiến nhất của Nhật đã bị mai một dần. | ||||
|
||||
Vào
năm 1933, một phát minh đã làm chấn động ngành công nghiệp gia cầm ở
Nhật Bản và đưa xứ sở này trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về
việc chăn nuôi. Đó chính là phát minh nhằm phân biệt giới tính của gà
ngay khi mới nở. Điều này giúp người nông dân giảm được rất nhiều chi
phí và thời gian trong việc chăn nuôi gà, cho phép người họ có thể phân
biệt được gà trống và gà mái ngay khi vừa mới nở. Từ đó những chú gà con
được xếp theo phương thức: gà mái nuôi để ấp trứng, còn gà trống nuôi
để lấy thịt. Được biết phương pháp phân loại này có độ chính xác đến
99,7%.
Có thể nói việc phân loại giới tính ở gà trong một thời gian dài đã trở thành 'nghề' độc quyền ở Nhật Bản. Tuy nhiên đến nay, ngành công nghiệp này đang bị mai một dần và việc thịt gà xuất khẩu ra nước ngoài càng ít đi. Điều đó khiến rất nhiều người rơi vào tình trạng thất nghiệp và gây lên tình trạng khủng hoảng thừa trong nền kinh tế Nhật những năm 70 và 80. Sở dĩ có chuyện ngành nghề này bị mai một là do các thanh niên di cư đến các thành phố lớn hơn và tìm kiếm việc làm nhàn hạ hơn. Rất ít người còn chú ý tới việc phát triển ngành công nghiệp gà nữa.
"Tôi đã có hai đơn đặt hàng đến từ Đan Mạch và Hungary, họ yêu cầu tôi gửi cho họ hai chuyên gia về phân biệt giới tính gà khi mới sinh. Thế nhưng tôi không thể đáp ứng được bởi tôi không có bất kì chuyên gia trẻ tuổi nào có thể thực hiện được nghiệp vụ này. Đó thực sự là một điều đáng xấu hổ khi không thể tìm được người kế vị một trong những ngành công nghiệp hàng đầu thế giới này" – ông Atsushi Nodera đến từ Hiệp hội chăn nuôi công nghệ của Nhật Bản với hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp này cho biết.
Theo Vzone
|
Xem thêm bài viết liên quan