Kinh nghiệm du học dành cho sinh viên tốt nghiệp đại học
.jpg)

Tất cả những ai đi du học nước ngoài đều phải vượt qua một số khó khăn, đặc biệt là những khó khăn không thể tránh khỏi của buổi ban đầu còn lạ nước, lạ cái, trước khi họ có thể tự khẳng định năng lực học tập của bản thân. Khó khăn về ngôn ngữ giao tiếp hầu như xảy ra với mọi sinh viên, ngay cả đối với những sinh viên có kỹ năng tiếng Anh tốt.
Tiếng Anh học qua sách báo, tivi, đài
lúc còn ở Việt Nam không thể thay thế tiếng Anh thực tế và không đủ bao
quát để bạn có thể xử lý tất cả những tình huống hoàn toàn mới lạ trong
một cuộc sống mới. Bất cứ du học sinh nào, nếu có đủ dũng khí thành thật
khai báo, đều có thể kể cho bạn nghe một vài (nếu không phải là vài tá)
câu chuyện dở mếu, dở cười mà trong đó họ là nhân vật chính :).
Song song với trở ngại trong giao tiếp do kỹ năng nghe, nói chưa thuần
thục là khó khăn về kỹ năng đọc – không phải đọc một vài trang, một vài
bài báo mà ở đây tôi muốn nói đến khả năng đọc mấy chục trang/ngày, mấy
chục cuốn sách/học kỳ. Khác với ở Việt Nam, việc chương trình học ở Mỹ
yêu cầu sinh viên đại học (undergraduate level) đọc 2-3 cuốn sách và vài
chục bài báo cho mỗi môn học trong mỗi học kỳ là chuyện bình thường. Ở
cấp undergrad đã vậy, khối lượng sách yêu cầu đối với sinh viên cấp sau
đại học (graduate level) còn đáng sợ hơn nhiều. Tôi còn nhớ trong tuần
học đầu tiên vào học kỳ đầu tiên ở Mỹ, ngồi trong lớp cầm tờ chương
trình học trong tay mà tôi phát run, trống ngực đập thình thịch tự hỏi
không biết mình có thể theo học nổi chương trình học của Mỹ trong hai
năm tới không!
Ở trường ĐH Mỹ, vào buổi học đầu tiên sinh viên sẽ được phát tờ chương
trình học (syllabus) trong đó có ghi rõ hàng tuần giáo sư sẽ giảng đề
tài gì và sinh viên phải đọc những gì, kèm theo là tên các cuốn sách hay
bài báo phải đọc.[1] Mặc dù số sách phải đọc sẽ thay đổi tùy theo từng
giáo sư, nhưng trung bình số sách các sinh viên cấp sau đại học ngành
khoa học xã hội và nhân văn phải “tiêu hóa” cho mỗi môn học trong 1 học
kỳ là 7 cuốn trở lên. (Đối với một vài cuốn sách, người giáo sư có thể
chỉ yêu cầu sinh viên đọc một vài chương). Số lượng sách ít nhất mà tôi
phải đọc cho một môn học trong hơn 4 năm qua là 4 cuốn, nhưng bù lại số
bài báo phải đọc lại tăng lên 3-4 bài hàng tuần. Như vậy tổng cộng số
sách tôi phải đọc trong một học kỳ ở đây còn nhiều hơn tổng số sách tôi
đọc trong 4 năm học đại học ở Việt Nam! Thử hỏi sao lúc đầu tôi không
run và sợ cho được!
Để bạn khỏi nghĩ thầm trong bụng rằng “anh chàng này đang khoe mẽ”, đang
đem số sách mình đã đọc ra để “hù” cho bạn sợ, tôi xin thú thực là
chính vì phải đọc một số lượng sách khá nhiều như vậy trong một khoảng
thời gian khá ngắn – khoảng 20-25 cuốn sách/học kỳ nên sau mỗi học kỳ là
tôi hầu như quên sạch 3/4 số sách mình đã đọc! Chưa hết, chính vì số
lượng sách phải đọc là khá nhiều như vậy, ngay cả đối với sinh viên Mỹ,
nên những hiện tượng sau thường xảy ra:
1. Đối với những sinh viên theo đuổi việc học một cách nghiên
túc, họ sẽ cố gắng đọc cho hết một cuốn sách hoặc đọc không hết
thì đọc được tới đâu hay tới đó. Sau khi theo học được vài năm, tích
lũy được nhiều kinh nghiệm và hiểu biết nhiều hơn về yêu cầu chương
trình học, họ sẽ không cố sức đọc hết toàn bộ chi tiết trong cuốn sách
mà chỉ tập trung đọc để nắm lấy ý chính. Thành thật mà nói, loại sinh
viên này không nhiều và khả năng hiểu tường tận và đầy đủ một cuốn sách
đã đọc của họ cũng có giới hạn.
2. Đối với những sinh viên chăm chỉ nhưng kém khả năng hoặc thiếu kinh
nghiệm, chúng chỉ có thể hiểu lơ mơ, lờ mờ nội dung những cuốn
sách đã đọc, và thường chỉ tập trung đọc một vài cuốn thuộc loại “dễ
tiêu hóa” (như tôi chẳng hạn :).
3. Đối với những sinh viên lười, loại này chiếm đa số,
thì hầu như chúng không thèm đọc sách hoặc chẳng quan tâm đến việc có
hiểu đúng ý tác giả hay không. Chúng chỉ quan tâm đến việc làm cách nào
có thể qua khỏi môn học với một điểm số kha khá.
Vượt qua được khó khăn ban đầu của việc có thể đọc và hiểu được một cuốn
sách, những sinh viên chương trình tiến sĩ ôm mộng theo đuổi sự nghiệp
nghiên cứu trong suốt quãng đời còn lại còn phải đương đầu với một thử
thách khó khăn hơn nhiều. Đó là làm cách nào để đánh giá một cuốn sách,
biết được cái hay và dở của nó và biết được nó có đóng góp giá trị gì
vào trong hệ thống kiến thức nhân loại. Trong thời đại chúng ta đang
sống, khả năng có một nhà học giả cho ra một công trình nghiên cứu thuộc
dạng “đi tiên phong, khai phá một vùng đất mới” chưa hề có ai nghiên
cứu là ngang bằng với khả năng có một Columbus thứ 2 phát hiện ra “một
tân thế giới” thứ 2.
Nói cách khác, tất cả các công trình nghiên cứu hiện nay, không ít thì
nhiều, đều được xây dựng dựa trên các công trình nghiên cứu của những
người đi trước. Tất cả chúng ta đều là những người lùn cần đến đôi vai
của những người khổng lồ để có thể nhìn thấy xa hơn và rõ hơn. Vì vậy
việc đánh giá đúng một cuốn sách chính là hiểu được chỗ đứng của nó
trong toàn bộ hệ thống các công trình nghiên cứu có cùng chủ đề.