Cách sử dụng nhà ở

- Cửa ra vào
Nhà ở nào tại Nhật Bản đều có một khoảng không gian được gọi là “cửa ra vào= genkan”. Cửa ra vào ngoài việc là cửa ra vào, đồng thời còn có nghĩa là ranh giới để giày dùng bên ngoài. Không mang giày dùng bên ngoài vào trong phòng của nhà ở Nhật. Phải cởi giày ở cửa ra vào, thay dép lê đi trong nhà hoặc chân không, tức là cởi giày dùng bên ngoài trước khi vào phòng.
Tại các nhà chung cư, thì chiều cao của sàn cửa ra vào và sàn cửa phòng hầu như không khác nhau, và thậm chí cũng có trường hợp sàn cửa ra vào và snf phòng được lót thảm liên tục. trong văn phòng của công ty , dù lót thảm đi nữa thì vẫn đi giày, nhưng trường hợp nhà ở thì cấm bước vào nhà với giày dép đi ở bên ngoài. Chúng ta cần chú ý đến điều này, đặc biệt khi ghé thăm nhà người khác.
- Tatami= chiếu
Tatami la loai chiếu trải phòng đặc biệt ở Nhật Bản, nền chiếu được đan rắn chắc bằng rơm, và bề mặt đan bằng cỏ chiếu. Trong căn nhà tại Nhật Bản, nhất định là chải bằng chiếu này (phòng kiểu Nhật). Ngoài phòng kiểu Nhật này ra thì các phòng trải thảm được gọi là phòng kiểu Tây.
Phòng kiểu Nhật được dùng để ngồi hoặc nằm lăn ra, hoặc để trải nệm= Futon khi đi ngủ. Vì bề mặt của chiếu là các cọng chiếu, mềm và dễ hư, nên điểm cần chú ý là không được mang giày dép đi trên nó. Đề nghị phải cởi giày dép ra khi sử dụng phòng.
Hơn nữa, tốt hơn là nên nhớ rằng cách tính kiểu Nhật khi biểu thị kích cỡ phòng, thì phương pháp tính bội số của số chiếu như phòng 6 chiếu, phòng 4.5 chiếu.
- Nệm và giường.
Hầu như các dân tộc trên thế giới khi đi ngủ, đều dùng cái bệ dùng để ngủ được gọi là giường. Gần đây tại Nhật, những ngôi nhà có đặt giường ngủ theo phong cách kiểu Tây đã gia tăng.
Tuy nhiên, thường thì vẫn dùng theo phong cách của Nhật là trải nện trực tiếp lên phòng kiểu Nhật để ngủ. Đặc điển của phương thức này là làm công việc này mỗi ngày., trước khi đi ngủ là phải lấy nện từ hốc tủ gọi là oshiire ra, trải ra trước khi đi ngủ và đến sáng thì cất nệm lại gọn gàng và xếp trở lại vào trong hốc tủ. Nếu không cất vào trong hốc tủ thì gọi là san kinh niên, mất vệ sinh và sẽ bị đánh giá là lười biếng. Những ngày nghỉ mà có nắng, đề nghị bạn nên phơi mềm nệm.
Hơn nữa, qua việc phải dọn dẹp mỗi ngày, do đó phòng có thể được dùng cho nhiều mục đích.
Du học sinh và tu nghiệp sinh sẽ phải sống trong phòng kiểu Nhật, đề nghị bạn cần cố gắng làm quen với tập quán này của Nhật Bản.
- Bồn tắm và vòi bông sen.
Tại đất nước của các du học sinh hoặc tu nghiệp sinh, có lẽ phương pháp làm sạch thân thể bằng vòi hoa sen là chính, nhưng ở Nhật Bản chủ yếu là tắm bằng bồn tắm.
Tại Nhật Bản, phòng tắm gồm nơi chứa nước nóng và nơi tắm rửa cơ thể. Nơi chứa nước nóng (bốn nước nóng) dùng để làm ấm cơ thể, tuyệt đối đừng bao giờ cọ rửa cơ thể hoặc gội rửa xà phòng còn dính trên người trong bồn tắm. Cách dùng bồn tắm là, ngâm cơ thể trong bồn một lần, xong rồi ra khỏi bồn tắm rửa cơ thể, lấy gáo múc nước trong bồn tắm ra để xối sạch xàphòng v.v..dính trên cơ thể, sau đó lại vào bồn tắm để ngâm ấm cơ thể. Ngoài ra, vào mùa hè v.v… khi cơ thể có nhiều mồ hôi hoặc khi làm những việc dơ bẩn đến cơ thể thì phải tắm rửa cơ thể xong thì mới vào bồn tắm.
Trong gia đình người Nhật, mọi người lần lượt sử dụng phòng tắm theo thứ tự, do đó, người nào sử dụng phòng tắm trước thì phải để ý giữ sao cho nước không bị bẩn để ngưới sau có thể sử dụng. Do đó, không được nhúng khăn vào bồn tắm.
Nếu quen với cách tắm bồn của Nhật Bản bạn sẽ thấy thích thú. Đặc biệt khi làm ấm cơ thể thì huyết dịch sẽ tuần hoàn tốt, không những chỉ có lợi cho sức khoẻ mà còn giúp làm tan biến sự mệt mỏi và giúp ngủ ngon. Chúng ta hãy tập có thói quen đi tắm bồn mỗi ngày. Ngoài ra, có người cắt và bỏ tóc trong phòng tắm, việc này có thể gây nghẹt ống thoát nước, tuyệt đối không được làm điều này.
Ngoài ra, có nhà tắm công cộng, suối nước nóng v.v…như là những nơi mở rộng phòng tắm gia đình. Nhật Bản là một đất nước núi lửa, do đó có lẽ là những nơi mà du học sinh, tu nghiệp sinh đang ở có nhiều nơi có suối nước nóng. Mõi suối nước nóng có những đặc sắc của nó. Về cơ bản, cách sử dụng nhà tắm công cộng hoặc suối nước nóng thì cũng tương tự như tắm bồn. Vì có nhiều người sử dụng, nên không được làm bẩn nước nóng. Ngoài ra, khác với hồ bơi, nếu nhảy vào hoặc làm lộn xộn trong đó thì dễ bị trượt và nguy hiểm, và còn làm phiền đến những người khác, nên chúng ta hãy lưu ý. Rất nhiều loại người sử dụng, do đó những đồ quý giá v.v…không nên để ở chỗ thay đồ mà cất trong tủ khoá, hoặc gửi đồ tại tiếp tân của nhà tắm công cộng hoặc suối nước nóng.
- Các loại nhà vệ sinh và cách sử dụng
Có hai loại nhà vệ sinh tại Nhật, <1> kiểu Nhật và <2> kiểu Tây. Có nghĩa là kiểu Nhật là kiểu truyền thống được sử dụng từ thời xa xưa tại Nhật Bản, còn kiểu Tây là kiểu được sử dụng tại các nước châu Âu hoặc Mỹ.
Khi sử dụng nhà vệ sinh, điểm cần lưu ý nhất là sau khi đi vệ sinh không được sử dụng giấy gì khác ngoài loại giấy chuyên dùng có để trong nhà vệ sinh. Giấy chuyên dùng trong nhà vệ sinh (thường là giấy cuộn) là loại giấy được chế tạo có thể tan trong nước, do đó xin cho chúng vào hố xí và dội nước. Quá trình xử lý vật dơ bấn sau này sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không sử dụng loại giấy này. Đặc biệt với loại nhà vệ sinh xả nước, nếu dùng giấy không phải là loại giấy chuyên dụng được gọi là giấy vệ sinh này, thì sẽ trở thành nguyên nhân gây ra hỏng hóc, tuyệt đối phải tuân thủ. Ngoài ra giấy vệ sinh được bán rộng rãi tại các cửa hàng gần đó, đề nghị nhất định phải chuẩn bị sẵn giấy vệ sinh dự trữ, đừng để hết giấy. Và sau khi sử dụng phải dội nước. Đừng để gây ra khó chịu với người sử dụng sau đó.
Ngoài ra nên chuẩn bị giỏ rác nhỏ để bỏ nhừng đồ vật gì ngoài giấy vệ sinh, và không bỏ vào hố xí để dọi nước.
Ngoài ra, ở nhiều nước có thói quen rửa bằng nước, chứ không sử dụng giấy. Nhà vệ sinh Nhật Bản không có cấu tạo chống nước bắn ra ướt xung quanh. Khi rửa bằng nước, nên để sẵn trước một cái ly và rửa sao cho và rửa sao cho nước không bắn ra bên ngoài hố xí. Ngoài ra, khi làm đổ nước, đề nghị phải có trách nhiệm sử dụng giấy vệ sinh lau sạch ngay lập tức, để khỏi làm phiền người khác.
- Khí đốt
Chất đốt được dùng khi nấu ăn trong các gia đình tại Nhật bản, và hầu hết các gia đình tại Nhật Bản đều sử dụng khí đốt (khí đốt bình, khí đốt ống). Chỉ cần bật lửa là trong một thời gian ngắn là đã có đủ nhiệt lượng yêu cầu, và khi tắt thì chỉ cần bấm công tắc là tắt được ngay, nên rất tiện lợi.
Tuy nhiên, nếu sai phương pháp sử dụng thì sẽ rất nguy hiểm, có thể trở thành trúng độc khí đốt, gây ra dối loại các chức năng của cơ thể, hoặc có trường hợp tử vong. Ngoài ra, nó cũng còn nguyên nhân của một vụ hoả hoạn. Khi sử dụng bồn tắm, vòi tắm bông sen v.v… thì phải học cách sử dụng từ người hướng dẫn sinh hoạt, bao gồm phương pháp thông gió, và bạn nên lưu ý trong lúc sử dụng.
Khí đốt vì nó là khí nên không thể nhìn bằng mắt được. Hơn nữa, khí đốt có chất độc nên mỗi khi xẩy ra sự cố về khí đốt, nên nó có thể gây nên những di chứng suốt một đời người. Kho khí đốt bắt lửa, nếu ngọn lửa màu xanh là nó được đốt cháy hoàn toàn, nhưng khi ngọn lửa màu đỏ, tức là nó không được đốt cháy hoàn toàn, ở tình trạng nguy hiểm, chỉ dấu hiệu phát sinh khí carbon monoxide. Trong trường hợp như thế bạn nên liên lạc với người hướng dẫn sinh hoạt để nhờ chuyên viên điều chỉnh khí đốt.
- Đồ điện
Trong gia đình người Nhật có rất nhiều loại đồ điện được sử dụng. Nhiều loại đồ điện như nồi cơm điện, máy hút bụi điện, máy giặt điện, lò sưởi Katatsu điện, lò vi ba, mềm điện, tủ lạnh, bàn ủi và máy sấy tóc v.v… được sử dụng.
Điện gia dụng của Nhật Bản là 100V, không thể sử dụng cho các đồ điện mang theo từ nước của bạn trừlaọi sử dụng bằng pin. Ngược lại, muốn mang những sản phẩm điện để làm quà khi về nước, thì trừ loại sử dụng pin, nếu không mua loại sản phẩm đã được điều chỉnh điện thế dùng cho xuất khẩu, thì không sử dụng được, do đó cần phải lưu ý.
Bạn hãy nhờ người hướng dẫn sinh hoạt chỉ dẫn cách sử dụng các đồ điện nêu trên. Đặc biệt cần nhờ chỉ dẫn phương pháp dữ ấm nồi cơm điện, và giữ ấm lò sưởi Kotatsu độc đáo của Nhật Bản.
Tên nước | Nguồn điện | Sóng radio | Hệ ti vi màu | ||
Điện áp (V) | Tần số (Hz) | Sóng trung (KHz) | Sóng ngắn (KHz) | ||
Nhật Bản | 100 | 50
60 |
530
540~1600 |
3910~3945
5990~11940 15105~17880 21640 |
NTSC |
Trung Quốc | 220
110 |
50
60 |
540~1600 | 2200~3972
4003~12055 12450~17855 |
PAL |
Hàn Quốc | 100 | 60 | 540~1600 | 2510~3910
5975~9640 15335~15430 |
NTSC |
Thái Lan | 220 | 50 | 540~1600 | 4755~1190 | PAL |
Malaysia | 240
(203) |
50 | 540~1600 | 39155
4845~11955 15280~17880 |
PAL |
Indonesia | 127
(110) |
50 | 540~1600 | 2307~3995
4607~11950 15150 |
PAL |
Phi Luật Tân | 220
115 110 |
60 | 540~1600 | 3277~3345
4945~11950 15145~17810 21515 |
NTSC |
Việt Nam | 220
Miền nam dùng kèm 110 |
50 | 540~1600 | 11740
13685 17810 |
PAL |
- Nước
Thông thường thì người Nhật uống nước sống lấy từ vòi. Tại nhiều quốc gia, vì lý do là trong nước có nhiều chất vôi, hoặc nhiều chất khoáng v.v… nên nhất định làm phải đun sôi một lần trước khi uống, hoặc là có trường hợp không dùng làm nước uống.
Nước ở Nhật Bản có thể uống trực tiếp một cách mà không cần lo ngại gì cả, và có thể được nói là rất ít quốc gia được như vậy. Tuy nhiên, bạn đừng quên rằng, phải tốn rất nhiều chi phí đồ vào khu lọc nước để làm cho nguồn tài nguyên quý báu bày đạt chất lượng nước thích hợp để có thể uống được. Không được lãng phí nước.
Đúng là mặc dù người Nhật uống nước sống, tuy nhiên chất lượng nước khác nhau tuỳ theo quốc gia. Do đó, du học sinh và tu nghiệp sinh nước ngoài như các bạn tốt hơn là đừng uống nước sống trong khoảng thời gian ba tháng đầu sau khi đến Nhật Bản. Nó có thể trở thành nguyên nhân đau bụng hoặc tiêu chảy.
- Các điều cần lưu ý khác.
Ngoài ra, những du học sinh và tu nghiệp sinh như các bạn thường tụ tập tại phòng một người bạn vào ngày nghỉ v.v… để trao đổi nhiều thông tin khác nhau. Nhà ở của Nhật Bản thường thì chật hẹp vàn sàn sạt nhau, do đó nếu nói tiếng lớn hoặc phát âm thanh lớn thì nó sẽ vang dội trong khu hàng xóm. Nhiều người tụ tập và tán gẫu liên tục thì gây ra nguyên nhân của những điều than phiền. Do đó, đặc biệt lưu ý nhất là vào ban đêm.
Hơn nữa, người Nhật là một dân tộc rất nhạy cảm đối với vấn đề vệ sinh. Ví dụ như thức ăn bán ở siêu thị thì có ghi rõ thời hạn có thể dùng, chắc chắn là họ phải xác nhận chưa hết thời hạn thì mới mua….
Một vấn đề mà người hướng dẫn sinh hoạt thường chỉ trích về nơi ở của du học sinh và tu nghiệp sinh là quét dọn nhà cửa chưa đầy đủ. Nhất định phải có thói quen dọn dẹp toàn bộ phòng mỗi tuần một lần, và đề nghị luôn luôn giữ sạch sẽ, phòng ở, quần áo, nhà bếp. Đặc biệt là hãy làm vẹ sinh phòng tắm, nơi rửa mặt, nhà bếp và nhà vệ sinh.