Những chiếc trâm cài tóc truyền thống của Kyoto

Những nghệ nhân có tay nghề nhất tại Kyoto trong thời gian này đang bận rộn tập trung làm những chiếc trâm cái tóc duyên dáng nhất cho những maiko có dịp khoe sắc tron Lễ hội Gion tới đây. Hoạt động này còn nhằm gìn giữ những phương pháp thủ công truyền thống đáng giá từ thời kỳ Edo (1603-1867) đang dần dần mất đi tại cố đô.
Mitsuo Sadanaga, chủ cửa hàng thủ công tạo mẫu những chiếc trâm Kintakedo tại quận Higashiyama, Kyoto đã đặc biệt thiết kế riêng những mẫu trâm mới, là điểm nhấn đặc biệt cho một trong ba lễ hội chính tại Nhật Bản, một phần không thể thiếu tạo nên vẻ đẹp đặc biệt cho các maiko trong cuộc diễu hành trong lễ hội vào ngày 17/7 tới đây.
Những geiko và những maiko mới vào nghề sẽ có cơ hội được dùng những chiếc trâm này, từ ngày 10/7 tới ngày 28/7, là thời gian những sự kiện chính của lễ hội diễn ra. Những chiếc trâm sẽ được cài phía trước búi tóc bên trái trước trán của một maiko.
Những chiếc trâm cài tóc này được thiết kế cho lễ hội, đặc biệt không thể tìm thấy ở đâu khác. Mỗi maiko chỉ có hai cơ hội trong một năm được sử dụng những chiếc trâm cài tóc này, những thứ phụ kiện sáng ngời được tạo ra từ ba lớp cánh hoa từ 48 bông hoa màu bạc, được tô điểm bới bốn con bướm màu hồng duyên dáng, những maiko lớn tuổi hơn thì dùng những chiếc trâm với năm lớp cánh hoa từ 110 bông hoa màu bạc, với những con bướm bằng vải xanh nhã nhặn.
Bình
thường, những chiếc trâm hoa cái tóc được thay đổi theo thời gian để
phú hợp với từng mùa, thường là vào đầu tháng, với khoảng 20 lần thay
đổi trong cả năm. Những những chiếc trâm cho lễ hội đặc biệt hơn, chúng
có thể là những bông hoa anh đào của tháng Tư, cũng có thể là những
bông mẫu đơn của tháng Năm, những loài hoa đẹp nhất trong cả năm.
Ayano,
một maiko đến từ quận Pontocho của Kyotoa lần đầu tiên được trình diễn
vào tháng 11 năm 2007. Những chiếc trâm cài tóc của cô maiko 17 tuổi
này đều được đặt làm riêng từ Kintakedo bởi người chị thân thiết của
cô, cũng là một maiko – Aya.
Aya nói: "Tôi thường yêu cầu những người thợ sáng tạo những chiếc trâm thật đáng yêu dành cho một maiko trẻ như Ayano”. Ayano cũng thật lòng tiết lộ rằng cô luôn háo hức được nhận những món quà đặc biệt từ chị mình.
Ayano
không thể quên được cảm giác thích thú khi được cài những chiếc trâm ấy
vào Lễ hội Gion lần đầu tiên vào mùa hè năm trước. Chúng thật sự rực rỡ
và nổi bật, xinh xắn, yêu kiều như chính cô, đem lại cho cô sự tự tin,
nhiệt tình ngay những buổi đầu chập chững bước vào nghề.
Sadanaga – một người thợ thủ công nói rằng:
“Với những chiếc trâm ấy, những maiko thật xinh đẹp như những cô công
chúa vậy. Những nghệ nhân trước đây hẳn phải rất tinh tế, sáng tạo mới
có thể nghĩ ra những mẫu thiết kế độc đáo, tuyệt vời như vậy, thích hợp
với mọi kiểu khí hậu khác biệt ở Kyoto”.
Sadanaga
được mẹ anh – nghệ nhân Yoshiko hướng dẫn làm những chiếc trâm cài tóc
từ khi còn là một học sinh trung học. Và niềm đam mê ấy đã đeo đẳng
theo anh tới nay đã được 20 năm. Anh chia sẻ những kinh nghiệm làm việc
của mình: Như để làm những mẫu hoa trang trí màu bạc lấp lánh, phải tạo
hình từ lớp giấy dày được gấp đôi, lớp trong được uốn cong tạo thành
cánh hoa, rồi cố định bằng dây thép và được trang trí bằng những sợi
chỉ màu bạc trắng. Công việc này đòi hòi phải có sự tinh tế và tỉ mỉ
đến tuyệt đối, vậy nên tâm huyết của Sadanaga chỉ có thể dành ra cho
một tới hai mẫu thiết kế mỗi ngày.
“Khi
mới mở cửa hàng, việc duy trì các kĩ thuật truyền thống trong việc sáng
tạo, thiết kế từ thời kỳ Edo gặp phải khá nhiều khó khăn”. Ví
dụ như khi cần sử dụng những chiếc lông vũ của con diệc làm râu hình
bướm, nhằm diễn tả một cách sống động nhất sự nhẹ nhàng, chân thật cho
sản phẩm của mình, nhưng bây giờ chẳng thể kiếm được những vật liệu ấy
ở đâu cả, những cửa hàng cung cấp chúng sau 40 năm hoạt động giờ đây
dường như cũng sắp ngưng nghỉ – anh nói thêm.
Hiện
nay anh cũng làm việc cùng với một số cửa hiệu nhuộm vải tại Nishijin,
Kyoto để kiếm nguồn vải nguyên liệu cho công việc của mình. Tuy vậy,
những cửa hàng quen thuộc cũng đang dần mất đi, khi mà thời gian phải
nhường chỗ cho sự phát triển của những con người trẻ, những kĩ thuật
mới hiện đại, tiên tiến hơn.
Dù
vẫn chưa xoay xở được để tìm những nguồn ủng hộ mới, nhưng Sadanaga vẫn
tin rằng cần có thời gian để tìm được nơi ưng ý có thể phục vụ những
yêu cầu đặc biệt của anh.
"Những
vật liệu hiện tại tôi sử dụng được cung cấp bởi những nghệ nhân cũng từ
Kyoto. Tôi thật sự không thể làm được gì nếu không có họ giúp đỡ”.
"Tôi
có thể dễ dàng từ bỏ công việc này mà tìm một nghề khác, nhưng cảm hứng
nghệ thuật mãnh liệt trong tôi không cho phép tôi làm điều đó”, anh tâm sự, “Tôi muốn gìn giữ truyền thống quý giá này mãi mãi về sau, cho dù có gặp phải bất cứ khó khăn nào”.