Sự ra đời của giấy washi (P1)

Washi là một từ Nhật bản dùng để chỉ một loại giấy truyền thống được làm từ những sợi gỗ dài bên trong ba loại cây. “wa” có nghĩa là Nhật Bản và “shi” có nghĩa là giấy. Khi nước Nhật hối hả cùng nhân loại bước vào thế kỉ 21, những kỹ thuật tiên tiến ngày càng được sử dụng nhiều hơn, người ta có thể tạo ra các loại giấy hao hao washi về vẻ ngoài nhưng chất lượng thì không sao sánh được với washi thứ thiệt. Mùa thu năm 2008, toàn nước Nhật chỉ còn 350 gia đình sản xuất thủ công loại giấy truyền thống này.

Lịch sử
Mặc
dù người Trung Quốc phát minh ra giấy từ thế kỉ thứ 1, nhưng phải tới
năm 610 sau công nguyên loại hình nghệ thuật này mới được du nhập vào
Nhật Bản theo chân những tăng lữ Phật giáo – những người thường phải tự
làm giấy để chép Kinh Phật.
Năm
800, kĩ thuật làm giấy Nhật Bản phát triển không sao sánh kịp, và từ
những sản phẩm cổ xưa đầu tiên, giấy washi trở nên vô cùng đa dạng và
hoàn hảo cả về màu sắc, kết cấu và kiểu dáng. Cho tới thế kỉ 13, những
kĩ thuật làm giấy mới lan truyền sang Âu Châu – 600 năm sau khi người
Nhật biết sản xuất giấy.

Cuối những năm 1800, nước Nhật có 100,000 gia đình sản xuất giấy thủ công. Với sự xuất hiện của kĩ thuật làm giấy cơ khí hóa của người phương Tây, những yếu tố “Tây phương” được khám phá ra sau sự ra đời của rèm (không phải Shoji) và giấy in kiểu Pháp (không phải Kozo), việc sản xuất loại giấy này trở nên sa sút cho tới năm 1983 với tất thảy 479 gia đình sản xuất còn sót lại. Ngày nay, chỉ còn một số ít gia đình chật vật đấu tranh trên thị trường thế giới với những sản phẩm giấy thủ công từ Ấn Độ, Thái Lan và Nepal, nơi mà mức sống của người dân còn thấp, đủ giúp họ duy trì được sản xuất giấy thủ công giá rẻ.
Nguyên liệu thô:
Vỏ trong của ba loại cây bản địa được sử dụng để làm giấy washi.

Kozo (giấy
làm từ dâu tằm) được tương truyền là loại nguyên liệu tượng trưng cho
phái mạnh, người bảo vệ, dầy dặn và mạnh mẽ. Những thớ gỗ được dùng
nhiều nhất, và là phần cứng cáp nhất. Nó được trồng thành mùa vụ và
được tái trồng trọt hàng năm, vì thế không bao giờ hết dâu tằm để làm
giấy trong quá trình sản xuất.


washi có hoa văn trang nhã
washi nhuộm màu trơn
Mitsumata được
coi là tượng trưng cho phái yếu: thanh nhã, tinh tế, mềm mại và nhũn
nhặn. Để trồng được Misumata cần nhiều thời gian hơn vì thế loại giấy
này cũng đắt tiền hơn. Đây là loại cây bản địa vì thế cũng được trồng
thành mùa vụ.

còn đây là gampi
Gampi là
loại cây ra đời sớm nhất và được coi là loại giấy đẹp đẽ nhất, dành
riêng cho giới giàu có, cao quý, và trường thọ. Nó có vẻ óng ánh tự
nhiên rất tinh xảo, được dát thành những mảnh mỏng dính dùng để bảo
quản sách và trong kĩ thuật khắc axit. Gampi là một thành phẩm có cấu
trúc tự nhiên giúp mực ko bị lem khi người ta viết hay vẽ lên.
(còn tiếp)
theo acc.vn