Karakuri: kỹ thuật độc đáo của người Nhật Bản (P2)
Búp bê Karakuri lần đầu được giới thiệu trong di cảo của những người thợ cơ khí ở Nhật Bản, gọi là Karakuri-zui. “Đặt
tách trà lên một cái khay để làm búp bê chuyển động, nó sẽ dừng lại khi
tách trà bị thay đi. Nếu chiếc tách bị thay thế, con búp bê sẽ quay
vòng quanh và trở lại vị trí ban đầu của nó.”
Búp bê Karakuri
Búp bê Karakuri lần đầu được giới thiệu trong di cảo của những người thợ cơ khí ở Nhật Bản, gọi là Karakuri-zui. “Đặt tách trà lên một cái khay để làm búp bê chuyển động, nó sẽ dừng lại khi tách trà bị thay đi. Nếu chiếc tách bị thay thế, con búp bê sẽ quay vòng quanh và trở lại vị trí ban đầu của nó.”



Búp bê Karakuri là chiếc máy tự động đầu tiên ở Nhật Bản. Chuyển động của chúng được gây ra nhờ sức mạnh của lò xo, thủy ngân và cát. Bạn có thể làm chúng và tách chúng ra dễ dàng mà không cần sử dụng đinh ốc kim loại hay móng tay.



Búp bê Karakuri là hiện thân của công nghệ cấp cao nhất dưới thời Edo. Thật là khó khăn để truyền lại kỹ thuật
này cho các thế hệ con cháu, bởi vì kĩ thuật sản xuất này không chỉ đòi
hỏi kiến thức, mà còn đòi hỏi tay nghề rất cao. Nó được gọi là báu vật
được khai quật. Cho tới nay, số lượng những tác phẩm hoàn thiện vẫn còn
rất ít.
Điều huyền bí
Bạn nghĩ tới điều gì khi nhắc tới karakuri?
Bạn có thể nhớ tới con rối bạn nhìn thấy trên các show truyền hình hay viện bảo tàng. Hay thậm chí những con búp bê ma quái thường xuất hiện trong các tác phẩm anime, manga mà bạn đọc. Vì bởi hầu hết mọi người có thể không hiểu karakuri có nghĩa là gì nên bài viết này sẽ giúp chúng ta cùng sáng tỏ điều đó.



Thực tế, cái từ huyền bí này có từ thời Edo, tức là không phải quá lâu cho lắm. Nó được dùng cho những kỹ sư cơ khí lúc đó và mọi người cũng gọi bất cứ cái gì có chuyển động kì lạ là karakuri. Một số thuật ngữ kỹ thuật cũng được đọc là karakuri. Vì vậy, đâu là nguyên gốc của từ này?
Người ta cho rằng karakuri là từ phái sinh từ từ mượn kairai khi nó được phát âm theo thổ ngữ. Kairai
có nghĩa là con rối, và dùng để chỉ những người hoạt động dưới sự chỉ
đạo của người khác. Trong suốt thời kì Song, triều đại ở thế kỉ thứ
mười, có tới tám nghĩa của từ kairai.


Các xe kiệu rước rối trong lễ hội
Kenshi… một con rối (con búp bê được điều khiển bằng một sợi dây)
Joutoh… mainingyo (một con rối biết nhảy), bunraku (nhà hát múa rối cổ điển)
Sui … nhà hát múa rối nước
Yakuhatsu… con búp bê di chuyển bằng thuốc súng
Hiei … một bức tranh tối
Hotei … con rối đeo găng tay
Niku… đồ vật có chân và tay bị điều khiển từ phía sau
Kikan … máy móc

Bảy nghĩa trong số đó được truyền lại nguyên bản và chỉ có nghĩa Kikan được phát triển thành karakuri. Karakuri là một vật thể cần có máy móc để di chuyển và nó phát triển thành robot trong thời đại ngày nay.
(còn tiếp)
Theo acc.vn