Quang cảnh Lễ hội Sanja

Nguồn gốc Lễ hội Sanja
Lễ hội Sanja được tổ chức trong ba ngày vào giữa tháng Năm, thông thường đó là ba ngày: thứ 6, thứ 7 và chủ nhật của cuối tuần thứ ba. Ngày thứ 6 – ngày đầu tiên, một cuộc diễu hành của hơn 500 người và các xe rước được gọi là Daigyouretsu sẽ bắt đầu vào 1 giờ chiều.


Daigyouretsu với trên 500 người tham gia

Xe rước của Daigyouretsu
Sau khi đi vòng
qua các quận gần đền thờ, những người tuần hành sẽ tham gia vào một
nghi lễ cầu cho vụ mùa bội thu. Nghi lễ này bao gồm một điệu múa cổ của
Nhật Bản được gọi là Múa Binzasara, nghi lễ bắt đầu từ 2h20 tại Haiden (đại sảnh trong Đền Asakusa) và 3h tại Kaguraden (nhà rạp trong Đền Asakusa).
Đoàn diễu hành Múa Binzasara tại Lễ hội Sanja
Múa Binzasara là một điệu múa cổ trong đó có sử dụng một loại nhạc cụ gỗ có tên Binzasara. Ở bài lần sau Ichi sẽ giới thiệu kỹ hơn về loại nhạc cụ độc đáo này.
Múa Binzasara sử dụng nhạc cụ gõ cùng tên
Bên
cạnh Múa Binzasara, rất nhiều loại hình múa độc đáo khác của Nhật Bản
được trình diễn trong ngày đầu tiên này. Đầu tiên phải kể đến Múa Tekomai.

Đây là điệu múa
được những người phụ nữ Nhật Bản ăn mặc và trang điểm như các geisha
biểu diễn. Đạo cụ đi kèm của họ thường là quạt. Điệu múa này thường
được biểu diễn trong đền thờ.
Đây là điệu múa
được những người phụ nữ Nhật Bản ăn mặc và trang điểm như các geisha
biểu diễn. Đạo cụ đi kèm của họ thường là quạt. Điệu múa này thường
được biểu diễn trong đền thờ.
Biểu diễn trong sân đền
Diễu hành trên đường phố
Các
vũ công khoác trên mình một chiếc áo trắng, hakama xanh, đội tóc màu
trắng và một bộ phục trang mô tả một chú diệc. Đây là điệu múa đã có từ
cách đây một nghìn năm. Diệc là loài vật tượng trưng cho hòa bình. Trên
đường đi của các vũ công, nghi thức này sẽ xua đuổi bệnh dịch và giải
phóng các linh hồn sang thế giới bên kia.

Vào ngày thứ hai, khoảng một trăm chiếc mikoshi được các đoàn giáo dân khiêng sẽ tuần hành qua các khu phố của Asakusa. Cuộc diễu hành bắt đầu từ 12h30.
Cao trào của lễ hội đến vào ngày thứ ba, khi ba chiếc mikoshi khổng lồ thuộc Đền Asakusa được đưa ra đường phố.
Ba mikoshi chính của lễ hội được chuẩn bị sẵn trong Đền Asakusa
6h sáng, gần 10.000 người ních chặt trong các sân đền bổ đến bên kiệu mikoshi để có cơ hội được khiêng những ngôi đền di động này, mỗi chiếc nặng khoảng một tấn. Họ cùng đồng thanh hô “So-iya! So-iya” để cổ vũ tinh thần, và phải mất khoảng hai tiếng mới rời khỏi quần thể đền này được.

Mikoshi từ từ tiến ra khỏi đền thờ
Lễ rước khổng lồ này kéo dài đến tận 8 giờ tối.
Một điều đặc biệt khác của Lễ hội Sanja là, chỉ duy nhất tại đây, các Yakuza mới được phép để lộ những hình xăm trên mình họ. Vì trong luật Nhật Bản, các Yakuza không được phép để lộ chúng ở nơi công cộng trong những ngày bình thường.
Sưu tầm