Nguồn gốc Lễ hội Sanja


Đền Asakusa thuộc Tokyo
Vào thời Edo (1603 – 1868), đây là một lễ hội rất nổi tiếng, và ngày nay, nét nổi bật của lễ hội này là cuộc diễu hành khổng lồ với hơn một trăm chiếc kiệu mikoshi được các cư dân khiêng đi quanh các khu phố nhộn nhịp gần Đền Asakusa. Một chiếc kiệu mikoshi này rất nặng, và cần rất nhiều người mới nâng được nó lên.

Hàng chục người được huy động để nâng một chiếc kiệu mikoshi
Theo truyền thuyết, Đền Asakusa
được xây dựng để tỏ lòng kính trọng tới hai người ngư dân và một vị lão
làng, vào thế kỷ XVII họ đã làm lễ kỉ niệm cho một bức tượng nữ thần
Kannon mà hai người ngư dân tìm thấy trên một con sông gần đó. Bức
tượng sau đó đã trở thành hình tượng gốc của chùa Sensoji, một trung tâm thờ cúng thần Kannon nổi tiếng. Bức tượng nhỏ được làm bằng vàng ròng, cho đến nay vẫn được lưu giữ tại chùa Sensoji, nhưng không được trưng bày công khai.

Cổng chính Hozomon của chùa Sensoji trong đám đông tham gia Lễ hội Sanja
Tranh vẽ bồ tát Kannon
Những chiếc mikoshi
chở các vị thần địa phương, người ta tin rằng mỗi năm một lần, các vị
thần này sẽ rời khỏi đền của mình trong các lễ hội để tới thăm các cộng
đồng địa phương và ban phát sự phù trợ đến các giáo dân trong năm tới.
Mỗi chiếc mikoshi chở một vị thần địa phương
Tại Lễ hội Sanja,
du khách sẽ được chiêm ngưỡng rất nhiều loại hình múa cổ truyền, và có
một cái nhìn tổng quát về cách những người dân của Edo (hiện nay là
Tokyo) tổ chức các đợt lễ hội trong quá khứ.
Tekomai – một trong những loại hình múa cổ của Nhật Bản
Ở
phần sau, các bạn sẽ cùng Ichi chiêm ngưỡng những cảnh tượng đặc biệt
và khó quên của Lễ hội Sanja. Đó là những quang cảnh ấn tượng, thật sự
xứng đáng với cụm từ “một trong ba lễ hội lớn nhất Tokyo”. Nhớ đón xem
nhé !
Sưu tầm