Giữ vững tâm lý trước kỳ thi

Do đó, việc ổn định được tâm lý cho bản thân trước kỳ thi là thứ vũ khí quan trọng giúp bạn yên tâm ôn luyện và đạt điểm cao.
Đừng tạo sức ép cho bản thân
Sức ép mà kỳ thi Cao đẳng, Đại học đã tạo ra cho bản thân mỗi bạn là rất lớn, chính sức ép thi “đỗ” – “trượt” trước giờ G đã làm cho nhiều bạn lúc nào đầu óc cũng căng thẳng, nhiều trường hợp dẫn đến stress… Với tư tưởng như vậy thì bạn rất khó để toàn tâm, toàn ý vào việc ôn luyện bài vở tốt được. Do đó, các bạn cần phải xác định mục tiêu cho bản thân là “học hết mình, thi hết sức” chứ đừng mang tư tưởng thi là phải đỗ, đừng bao giờ nghĩ đến sức ép của gia đình và tạo ra sức ép cho bản thân. Có như vậy, bạn mới tạo ra cho bản thân một tâm lý thoả mái trước khi kỳ thi chính thức.
Không quan tâm đến thông tin “nhiễu”

Ảnh minh họa
Loại bỏ những lo lắng không cần thiết
Bên cạnh sức ép về “đỗ” – “trượt” trước kỳ thi, các sĩ tử còn có nhiều nỗi lo lắng khác như chưa nhận được giấy báo dự thi; đánh nhầm, ghi nhầm một số chi tiết, nội dung trong hồ sơ dự thi, sai sót trên giấy báo dự thi…Nhưng các bạn hãy yên tâm, đừng mất thời gian cho những chuyện như vậy, bởi những sự cố này bạn có thể khắc phục, giải quyết một cách đơn giản vào ngày làm thủ tục dự thi (trước ngày thi chính thức một ngày). Hãy gác bỏ những thắc mắc, bận tâm về những sự cố nho nhỏ này để đầu tư ôn luyện bài vở thật chu đáo.
Không nên “học dồn”
Tránh “an phận, thủ thường”
Đây là biểu hiện thường gặp của các bạn trẻ trước kỳ thi Đại học, Cao đẳng. Nhiều bạn chỉ cố gắng vượt qua kỳ thi tú tài, còn chuyện đi thi Đại học, Cao đẳng chẳng qua thi cho bằng bạn bè, cho gia đình vui, xem đây là dịp để các bạn đi tham quan, du lịch…chứ thật sự chưa tạo ra sự chủ động cho bản thân. Một số khác mang tâm lý an phận thủ thường kiểu “Thi năm đầu cho biết chứ làm sao đỗ được” hoặc mang tư tưởng “học tài thi phận”. Đây là biểu hiện "chấp nhận thua" trước khi vào cuộc. Hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và cố gắng hết sức mình chứ đừng thụ động, bi quan bạn nhé.
Theo kenh14.vn