Cuộc sống ở Nhật Bản (P2)


Ở Nhật người bán hàng hết sức lễ phép và thực sự chiều chuộng khách hàng, cho dù khách hàng chỉ xem, không mua gì, hoặc giá trị của thứ mua chỉ vài trăm yên (vài USD). Không bao giờ người bán hàng nhận xét, bình phẩm về sự lựa chọn của khách hàng. Sau khi khách hàng mua, trả tiền xong, họ đều gói ghém hết sức cẩn thận trước khi trao hàng cho khách, sau đó chắp hai tay trước bụng cúi chào cung kính, mắt nhìn xuống. Nếu những người bán hàng đó đi mua hàng (đi chợ chẳng hạn), họ cũng là khách hàng như bạn và cũng được những người bán hàng khác phục vụ tử tế như vậy.
Ít lâu sau khi tôi vừa đến Nhật, một lần tôi ghé hiệu Yamano Music – một hiệu bán nhạc cụ nổi tiếng ở khu Ginza – Tokyo. Tại hiệu này có bán các đàn đại dương cầm Yamaha, Steinway, Bechstein giá hàng trăm ngàn US dollars. Nhưng thứ mà tôi mua chỉ là một miếng dạ đỏ để phủ phím đàn piano. Giá miếng dạ đó là 600 yen (khoảng 6 USD). Tôi gọi người bán hàng. Ông ta dạ ran chạy đến. Tôi lại không có tiền lẻ, nên tôi đưa ông ta 10,000 yen (khoảng 100 USD). Ông ta cúi người, hai tay đỡ lấy tờ tiền, nói: “Xin quý khách đợi cho một lát”, sau đó chạy nhanh vào phía trong. Một khoảnh khắc sau, ông ta quay lại, hai tay cầm một cái đĩa sứ nhỏ trên để miếng dạ đã được gói cẩn thận, hóa đơn thanh toán, tiền thừa. Rồi ông ta lại cung kính cúi mình hai tay nâng cái đĩa lên ngang mặt để tôi dễ lấy. Sau đó, ông ta lại cúi rạp xuống một lần nữa, miệng nói to: “Xin cảm tạ quý khách!”

Rất
ấn tượng về điều này, tôi kể chuyện đó với một giáo sư Nhật. Ông ta
nói: “Đấy là tiêu chuẩn phục vụ thông thường ở đây, nhất là tại các cửa
hàng nổi tiếng như Yamano Music. Anh trả tiền và anh có quyền được
hưởng sự phục vụ tốt nhất”. Sau này tôi thấy đó là trình độ phục vụ rất
chuyên nghiệp của xã hội Nhật bản, vượt xa tất cả các nước khác mà tôi
đã đến (là Việt Nam quê hương tôi, Trung Hoa, Nga Xô, Ấn độ, Pháp, Đức,
Hà Lan, Italia, Hy lạp, Tây Ban Nha, và Hoa kỳ).
Miếng
dạ là thứ nhỏ. Bây giờ tôi kể đến thứ to hơn một chút. Cách đây vài năm
tôi mua một cái đàn đại dương cầm (grand piano) ghép kỹ thuật số gọi là
GranTouch cuả hãng Yamaha, giá ngót nghét 6,000 USD (kể cả ghế ngồi).
Sau khi đàn được vận chuyển đến nhà, tôi chơi vài hôm và phát hiện ra
một trục trặc nhỏ là khi chơi một hợp âm nhiều nốt, độ vang của một hai
nốt thỉnh thoảng bị cắt sớm hơn các nốt khác. Tôi gọi điện phàn nàn với
cửa hàng. Sau vài hôm, hãng Yamaha cử chuyên gia tới nhà tôi dùng máy
để kiểm tra, vì hiện tượng này rất khó phát hiện, và không phải lúc nào
cũng xảy ra. Sau khi xác nhận là có trục trặc thật, họ vận chuyển một
cái đàn khác, cũng mới tinh đến, để cạnh cái đàn kia để tôi chơi cả hai
để so sánh. Sau một hồi đắn đo, tôi đã chọn cái đàn họ mới mang đến. Họ
lại vui vẻ đem cái đàn kia đi. Mỗi lần vận chuyển như vậy xe cần trục
phải trục cả cái đàn to tướng lơ lửng qua bao-lơn nhà (balcony). Một
tốp gồm ba người đàn ông lực lưỡng, và một chuyên gia kỹ thuật cùng làm
việc. Tôi không phải trả thêm bất cứ một yen nào. Thấy họ lao động vất
vả, tôi mời họ uống nước giải khát. Họ lễ phép từ chối với lý do là họ
đang làm công vụ.
Rất
ấn tượng về điều này, tôi kể chuyện đó với một giáo sư Nhật. Ông ta
nói: “Đấy là tiêu chuẩn phục vụ thông thường ở đây, nhất là tại các cửa
hàng nổi tiếng như Yamano Music. Anh trả tiền và anh có quyền được
hưởng sự phục vụ tốt nhất”. Sau này tôi thấy đó là trình độ phục vụ rất
chuyên nghiệp của xã hội Nhật bản, vượt xa tất cả các nước khác mà tôi
đã đến (là Việt Nam quê hương tôi, Trung Hoa, Nga Xô, Ấn độ, Pháp, Đức,
Hà Lan, Italia, Hy lạp, Tây Ban Nha, và Hoa kỳ).
Miếng
dạ là thứ nhỏ. Bây giờ tôi kể đến thứ to hơn một chút. Cách đây vài năm
tôi mua một cái đàn đại dương cầm (grand piano) ghép kỹ thuật số gọi là
GranTouch cuả hãng Yamaha, giá ngót nghét 6,000 USD (kể cả ghế ngồi).
Sau khi đàn được vận chuyển đến nhà, tôi chơi vài hôm và phát hiện ra
một trục trặc nhỏ là khi chơi một hợp âm nhiều nốt, độ vang của một hai
nốt thỉnh thoảng bị cắt sớm hơn các nốt khác. Tôi gọi điện phàn nàn với
cửa hàng. Sau vài hôm, hãng Yamaha cử chuyên gia tới nhà tôi dùng máy
để kiểm tra, vì hiện tượng này rất khó phát hiện, và không phải lúc nào
cũng xảy ra. Sau khi xác nhận là có trục trặc thật, họ vận chuyển một
cái đàn khác, cũng mới tinh đến, để cạnh cái đàn kia để tôi chơi cả hai
để so sánh. Sau một hồi đắn đo, tôi đã chọn cái đàn họ mới mang đến. Họ
lại vui vẻ đem cái đàn kia đi. Mỗi lần vận chuyển như vậy xe cần trục
phải trục cả cái đàn to tướng lơ lửng qua bao-lơn nhà (balcony). Một
tốp gồm ba người đàn ông lực lưỡng, và một chuyên gia kỹ thuật cùng làm
việc. Tôi không phải trả thêm bất cứ một yen nào. Thấy họ lao động vất
vả, tôi mời họ uống nước giải khát. Họ lễ phép từ chối với lý do là họ
đang làm công vụ.
Vợ
tôi luôn cảm kích mỗi khi nhớ lại lần phải nằm bệnh viện nhà nuớc
(công) ở Nhật. Tất cả mọi người – từ bác sỹ, y tá, hộ lý, đến nhân viên
phục vụ, quét dọn – đều rất lịch sự, dịu dàng, quan tâm chăm sóc như
thể cả bệnh viện chỉ có mỗi một mình vợ tôi là bệnh nhân vậy, khiến vợ
tôi nói: “Mình thật sự cảm thấy mình là một con người với ý nghĩa đầy
đủ của nó.” Máy móc ở bệnh viện đều rất tối tân. Phần lớn các bác sỹ
nói được tiếng Anh. Một số bác sỹ trẻ nói tiếng Anh giỏi. Mấy người bạn
Việt Nam khác ở đây, từng vào bệnh viện Nhật, cũng đồng ý với chúng tôi
như vậy. Đến khi vợ tôi kể chuyện này với một người bạn Nhật, bà này
chẳng tỏ vẻ gì là ngạc nhiên cả. Bà ta cho điều đó là tất nhiên. Bà ta
bảo: “Người bệnh là người ốm yếu, đầy lo lắng ưu tư, nên bác sỹ, y tá
phải có nhiệm vụ làm dịu đi sự băn khoăn đó”. Nghe nói bệnh viện tư
nhân phục vụ còn tốt hơn thế.
Chuyện
phục vụ tốt trên mặt đất ở Nhật kể không hết. Phục vụ trên trời cũng
“siêu” không kém. Ai đã bay Japan Air Lines (JAL) có thể dễ dàng nhận
thấy điều đó. Các cô chiêu đãi viên của Nhật bao giờ cũng hết sức nhã
nhặn, lịch sự, nói như rót mật vào tai. Có lần tôi đang ngồi trên một
chuyến bay của JAL từ Tokyo sang châu Âu, thì một con muỗi từ đâu đó
xuất hiện vo ve trước mặt tôi. Tôi đành vỗ hai bàn tay đập chết con
muỗi. Ngay lúc đó một cô chiêu đãi viên xinh đẹp tình cờ đi ngang qua
nhìn thấy. Cô ta lập tức cúi xuống, miệng mỉm cười, bàn tay trắng muốt
xòe ra để … đỡ lấy cái xác con muỗi đem vứt đi.
Không ai xâm phạm quyền tự do biểu hiện
(còn tiếp)
Bài viết của Nguyễn Đình Đăng
Theo FSOFT’s Blog