Senbei, những chiếc bánh khô Nhật Bản


Có thể nói Nhật Bản là thiên đường của món bánh Senbei. Tại đây, ở mọi nơi bạn đều có thể tìm thấy và thưởng thức những chiếc bánh Senbei 24 giờ mỗi ngày.

Tính đến nay Senbei đã có hơn 1200 năm lịch sử. Món bánh này có xuất xứ từ Trung Quốc và du nhập vào Nhật Bản từ thời kì Nara (kéo dài từ năm 710 đến năm 794 ). Những chiếc bánh Senbei ở thời kì này còn khá đơn giản, chỉ được làm từ bột mì và đường. Đến thời kì Edo (hay thời kì Tokugawa) Senbei đã có nhiều sáng tạo trong phương pháp chế biến. Xuất hiện nhiều loại bánh Senbei với nhiều hượng vị, hình dáng khác nhau. Từ đó cũng hình thành hai loại Senbei làm từ bột mì và Senbei làm từ bột gạo.

Senbei
được phân loại theo thành phần các loại nguyên vật liệu, có hai loại
senbei chính là Senbei làm từ lúa mì và Senbei làm từ bột gạo.
Senbei làm từ lúa mì (Senbei ngọt):
Đây là loại Senbei truyền thống của vùng Kansai. Nó được chế biến từ bột mì, đường và trứng gà, có vị giống với bánh quy.

Kawara senbei_senbei làm từ bột mì.
Senbei làm từ gạo:
Loại Senbei này được sản xuất chủ yếu tại vùng Kanto_vùng sản xuất lúa gạo chủ yếu của Nhật Bản, phần lớn loại Senbei này có vị hơi mặn

Senbei gạo thường được chế biến bằng cách trộn đều bột gạo với nước ấm. Bột sẽ được nhào thật kĩ và hấp chín ngay sau đó. Hấp xong bột được nhào lại một lần nữa rồi được cuốn lại thành những cuộn lớn. Sau đó khối bột sẽ được cán mỏng và cắt thành hình, hình dạng truyền thống thường là hình vòng tròn. Bột bánh có thể kết hợp với một số nguyên liệu thích hợp như các loại hạt, đỗ, rong biển…tạo nên nhiều hương vị đặc trưng của các loại bánh Senbei. Những chiếc bánh khi đã được cắt thành hình sẽ được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.

Senbei truyền thống với hỗn hợp nước tương và mirin cùng một lớp rong biển khô phủ bên ngoài.
Cuối
cùng những chiếc bánh này sẽ được nướng chín tên bếp than củi. Bánh sẽ
được phết hỗn hợp nước tương và mirin, một lớp rong biển khô có thể
được phủ bên ngoài bánh làm hương vị bánh thêm phần hấp dẫn. Và cách
chế biến Senbei còn có thể thay đổi tùy theo từng loại Senbei khác nhau
Ngoài cách nướng trên bếp than củi, người thợ làm bánh còn sử dụng những chiêc kẹp “kata” với nhiều hình dạng và kích thước để nướng và tạo hình cho Senbei.

Senbei tôm
Ngoài ra cũng có loại Senbei tôm được chế biến từ khoai tây kết hợp với bột tôm hoặc bột cá. Đây là loại Senbei điển hình của khu vực bán đảo Chita, quận Aichi.

Bánh Senbei rất phong phú về chủng loại, hương vị, kích thước và mầu sắc. Senbei truyền thống thường có kích thước lớn, tròn và dẹp. Hay cũng có loại Seibei hình dạng nhỏ và tròn như viên bi, hay mang hình dạng động vật, hình hạt giống, chiếc lá, hoa anh đào…Nhìn chung hình dạng của Senbei khá đơn giản nhưng lại rất quen thuộc với đời sống con người, có lẽ chính đặc điểm này đã tạo nên sự hấp dẫn của Senbei với mọi người.



Về hương vị, Senbei có rất nhiều hương vị bánh khác biệt cho bạn thưởng thức. Đó có thể là Senbei đậu, Senbei vừng, Senbei gừng, Senbei rong biển…Chắc chắn các bạn sẽ bị hương vị đặc biệt của bánh thuyết phục. Món bánh Senbei thường được người Nhật mang ra tiếp đãi khách đến thăm nhà. Họ vừa ăn Senbei vừa nhâm nhi tách trà xanh. Quả là một cách thưởng thức thanh tao các bạn nhỉ.

Senbei vị rong biển, vị vừng, vị ớt…
Senbei hạt điều
Và các hương vị khác
Một gian hàng bán Senbei nóng hổi tại Asakusa.