Mối quan hệ dòng họ của Nhật Bản
Ở bất kỳ một quốc gia nào
dòng họ đều có những mối liên quan và có những ảnh hưởng nhất định đến các gia
đình thuộc các dòng họ đó, nhất là đối với những quốc gia phương Đông theo đạo
Khổng. Mối quan hệ qua lại giữa gia đình và dòng họ cũng còn tuỳ thuộc vào
trình độ phát triển xã hội cụ thể của mỗi quốc gia. Bài viết này xem xét mối
quan hệ trên ở Nhật Bản trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá những năm
vừa qua.
Ở bất kỳ một quốc gia nào dòng họ đều có những mối liên quan và có
những ảnh hưởng nhất định đến các gia đình thuộc các dòng họ đó, nhất
là đối với những quốc gia phương Đông theo đạo Khổng. Mối quan hệ qua
lại giữa gia đình và dòng họ cũng còn tuỳ thuộc vào trình độ phát triển
xã hội cụ thể của mỗi quốc gia. Bài viết này xem xét mối quan hệ trên ở
Nhật Bản trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá những năm vừa
qua.
Từ thời xa xưa, các mối quan hệ của các gia đình Nhật Bản với bà con họ hàng vẫn còn bảo lưu cho đến tận ngày nay bao gồm nhiều mối liên hệ qua lại với hai phía họ hàng nội ngoại.
Thứ
nhất, mỗi người Nhật đều thuộc về một dòng họ nhất định, như mọi người
đều biết, là gia đình lớn, bao gồm trong đó nhiều cặp vợ chồng và những
con cái của họ chưa đến tuổi trưởng thành và những bà con họ hàng anh
em của người chồng: bố mẹ chồng, anh em trai chưa vợ và chị em gái chưa chồng. Thứ hai, cùng với các gia đình của mình, mỗi người cũng thuộc về một tổ chức họ hàng rộng lớn hơn được gọi là Dozoku, là tập hợp của nhiều gia đình lớn, có cùng chung một dòng họ, hay nói theo cách khác, có chung một ông tổ tính theo dòng cha, mà họ của ông ta được truyền cho những người đứng đầu các gia đình lớn.
Năm hết, tết đến cũng như những ngày lễ khác các gia đình nhánh phải mang một số quà đến mừnggia đình gốc. Gia đình nhánh phải có nghĩa vụ giúp đỡ gia đình gốc làm các công việc đồng áng, ví dụ như: nhổ mạ, cấy lúa v.v… Địa vị các gia đình nhánh phụ thuộc vào điều là gia đình đó được hình thành tách khỏi
gia đình gốc trước hoặc sau sẽ đứng ở bậc thang đẳng cấp cao hơn hoặc
thấp hơn và dĩ nhiên có nhiều quyền lực không như nhau trong các công
việc chung của dòng họ cũng như thực hiện các nghĩa vụ của dòng họ đối với làng xóm.
Ngày nay, hệ thống các mối quan hệ họ hàng đãthay đổi. Hầu hết các Dozoku không những đã tan rã, và các gia đình lớnlà những phần tử cấu thành của nó cũng vậy. Lối
sống gia đình của người Nhật Bản về mặt cơ cấu từ gia đình mở rộng
chuyển sang lấy gia đình hạt nhân, gia đình nhỏ làm nền tảng. Không
những thế, trong ý thức của mọi người, trong các mối quan hệ qua lại ở
chừng mực nào đó, vẫn còn bảo lưu những dấu ấn trước đây về các mối
quan hệ họ hàng với các tập hợp những chuẩn mực đạo đức, cung cách ứng
xử và các nghĩa vụ.
Như
vậy, ngày nay hầu như mọi người dân Nhật Bản đều còn giữ lại cho mình
một số mối quan hệ họ hàng gần xa mà trước kia đều thuộc về cùng một
Dozoku. Trước
kia, trong đầu họ vẫn còn nhớ rõ họ thuộc về một dòng họ nào đó. Mặc
dầu, trong các quan hệ cuộc sống hàng ngày nói chung với những người họ
hàng ngày nay được hình thành trên cơ sở cá nhân nhưng dẫu sao thì đại bộ phận người Nhật Bản đều là những người nghiêm chỉnhchấp hành theo những nghĩa vụ đạo đức với những người cùng dòng họ, thậm chí ngay cả khi các mối tiếp xúc giữa họ bị gián đoạn do các nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan.
Ngày nay, ở Nhật Bản, đối với những người họ hàng xa có khi vài năm chẳng gặp nhau lấy một lần, và việc mang quà cáp đến tặng nhau là điều không nhất thiết phải có,
nhưng người ta vẫn đặt hàng như: thiếp mừng, bánh trái, hoa quả, vài
bánh xà phòng, vài lọ nước hoa v.v… do các cửa hàng mang đến hộ. Các mối quan hệ giao tiếp giữa người Nhật Bản với bà con họ hàng cũng thấy
nét đáng lưu ý, đó là mối quan hệ giữa các anh, chị em ruột đối với
nhau không lấy gì thân mật cho lắm so với ở các quốc gia khác. Các nhà xã hội
học Nhật Bản cho rằng nguyên nhân này do từ thời xa xưa chỉ có người
con trai cả là người duy nhất thừa kế tài sản của cha mẹ đẻ, trong khi
đó, những người con trai thứ sau khi lấy vợ, bắt buộc phải rời ngôi nhà của cha mẹ đẻ đi chỗ khác.Còn
những người con gái khác, nhìn chung, lấy chồng, chuyển sang ở nhà
chồng và đổi họ theo nhà chồng. Như vậy, người con trai trưởng ngay từ
khi sinh ra đã có vị trí đặc biệt trong ngôi nhà, được dạy dỗ, giáo dục để trở thành người kế nghiệp của gia đình.
Trong
cuộc sống hàng ngày, thỉnh thoảng người Nhật cũng thăm hỏi bà con, họ
hàng.Những người bà con,họ hàng gần như anh, chị em ruột cũng như bố mẹ
đẻ được người Nhật quan tâm thăm viếng thường xuyên hơn so với bà con
họ hàng xa. Ngày
nay cũng xuất hiện một hiện tượng mới, đó là mời những người bà con họ
hàng về nhà ăn cơm được nhiều cặp vợ chồng xem như là biểu tượng của sự
khá giả, dư dật và hạnh phúc. Do vậy, họ phải cố gắng thực hiện, mặc
dầu thực tế cặp vợ chồng chẳng có gì là khá giả. Tâm trạng như vậy
thường thấy ở những cặp vợ chồng trẻ mới lấy nhau những năm gần đây.
Sau đám cưới, số bà con họ hàng tăng lên nhiều lần, và đối với họ thì
phần lớn đều là những người chưa hề quen biết.
Một
trong những yếu tố giữ gìn hạnh phúc gia đình trong các quan hệ giao
tiếp đối với họ hàng bên vợ theo một số người là cần phải tuân thủ đúng
những mối quan hệ qua lại. cũng phải tuân thủ nguyên tắc cơ bản: bố mẹ vợ không được can thiệp vào những công việc gia đình con gái, thậm chí với những ý định tốt,
bởi vì việc can thiệp như vậy dù cho có thiện ý tốt đến đâu chăng nữa
theo ý kiến nhiều nhà nghiên cứu cũng sẽ là nguồn gốc tiềm ẩn nảy sinh
những xung đột sau này. Tốt nhất, mọi quan hệ đối xử với con gái nên
thông qua toàn gia đình nhà
chồng của con gái. Ví dụ, bố mẹ đẻ có gửi quà cáp cho con gái thì nên
thay vào đó gửi cho bố mẹ chồng của con gái (nếu con gái cùng sống với
bố mẹ chồng)v.v…
|
Nguồn: TS.Trần Mạnh Cát |